Những ngày qua, thời tiết tại Thanh Hóa nắng nóng, ven các cánh rừng ngập mặn ở vùng biển huyện Hậu Lộc, hàng chục thợ săn cá còi (hay còn gọi là cá thòi lòi) tranh thủ đi kiếm “lộc trời”.
Cá còi được xem là kỳ dị nhất hành tinh, chúng vừa biết bơi, lặn, thậm chí là chạy, leo cây để kiếm thức ănFrom: web game casino. Nơi sinh sống phổ biến của loài cá này thường ở các cánh rừng ngập mặn, trong các hang sâu dưới lớp bùn dày 30-40cm. Khi thủy triều xuống, cá còi ngoi ra ngoài để săn mồi.
Anh Vũ Văn Độ – một trong những thợ săn cá còi có thâm niên ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc – chia sẻ, đây là thời điểm nhiều cá còi nhất trong năm, vì vậy nhiều người dân trên địa bàn tranh thủ đi săn cá còi kiếm thêm thu nhập.
“Mùa cá còi bắt đầu từ đầu tháng Giêng đến hết tháng 5 Âm lịch. Để săn cá còi, chúng tôi phải đi từ sáng sớm, đến tầm trưa thì ra về”, anh Độ chia sẻ.
Anh Độ cho biết, có nhiều cách săn bắt cá còi, thông thường những phụ nữ sẽ lội bùn lầy bắt cá còi bằng tay không, còn đàn ông, trai tráng dùng ván lướt, di chuyển ven rừng ngập mặn để câu hoặc đánh bẫy kẹp.
Vào mùa cá còi, anh Độ thường mang theo ván lướt, giỏ tre và chiếc cần câu, di chuyển qua bãi bùn lầy khoảng 1km để săn cá còi. Khi thủy triều xuống, anh bắt đầu công việc từ 6h và kết thúc vào 11h cùng ngày.
Trung bình mỗi ngày anh câu được 2-3kg, với giá bán 250.000 đồng/kg, anh Độ kiếm nửa triệu đồng mỗi ngày.
“Cá còi mùa này béo và thơm, bán được giá. Có hôm đánh bắt được nhiều, mỗi người thợ kiếm từ 500.000 đồng đến 750.000 đồng. Đây là công việc thời vụ nhưng đem lại thu nhập cao, vì vậy, đến mùa cá còi, chúng tôi thường gác lại công việc để đi săn”, anh Độ nói.
Theo anh Độ, nghề săn cá thòi lòi đối diện với nhiều rủi ro. Do di chuyển dưới lớp bùn lầy, họ dễ bị thủy tinh, các vật sắc nhọn hoặc hàu cứa vào chân. Ngoài dụng cụ đi câu cá, anh Độ trang bị thêm cả tất, buộc kín bàn chân để tránh rủi ro.
Cùng nhóm với anh Độ, anh Vũ Văn Đoàn (xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc) chuyên dùng bẫy kẹp để đi săn. Mỗi ngày, anh Đoàn thường chuẩn bị khoảng 100 chiếc kẹp vót từ thân tre đi bẫy cá. Bẫy cao khoảng 40cm, phía dưới dùng dây cước thắt nút thòng lọng.
Anh Đoàn cho hay, mỗi ngày anh mang theo giàn bẫy rồi lội khắp bãi bùn tìm hang cá để đặt. Khi cá ngoi lên tìm kiếm thức ăn, bơi qua sẽ vướng vào sợi dây, sập bẫy. Cứ 2-3 giờ đồng hồ, anh Đoàn lại đi thăm bẫy rồi thu hoạch cá.
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh này có hơn 873ha rừng ngập mặn. Trong đó, huyện Hậu Lộc là một trong những địa phương có diện tích rừng ngập mặn lớn với hơn 340ha.From: web game casino